Nhiều hứa hẹn của mô hình “trường học xanh” tại trường Tiểu học Lương Thế Vinh-Q.1


Nhằm mục tiêu hướng đến cuộc sống thân thiện với môi trường, trên Báo KHPT số cuối tuần-Chuyên đề Sức khỏe kỳ trước số 402; ra ngày 30/5/2015 chúng tôi đã giới thiệu những nét tổng quan của mô hình “Trường học xanh”đang được Trung tâm Tiết kiệm Năng lượng TP.HCM thực hiện thí điểm. Kỳ này chúng tôi tiếp tục gửi đến bạn đọc những kết quả bước đầu nhiều hứa hẹn của mô hình này…

Trường tiểu học Lương Thế Vinh hiện có khu vực nấu ăn cho các bé học bán trú vì vậy việc lắp đặt máy nước nóng năng lượng mặt trời sẽ là nguồn cung cấp nước cho việc nấu nướng đồng thời là mô hình trực quan cho các em tham quan và sử dụng.

Mô hình hiệu quả năng lượng cho hệ thống chiếu sáng

Hiện nay trường Lương Thế Vinh có 30 phòng học. Hầu hết các phòng đều có hệ thống chiếu sáng chưa đạt yêu cầu. Do vậy, sau khảo sát sơ bộ, Trung tâm Tiết kiệm Năng lượng TP.HCM thực hiện thí điểm cải tạo chiếu sáng cho 3 phòng học. Công nghệ tiết kiệm năng lượng được dùng là LED. Kết quả sau khi cải tạo hệ thống chiếu sáng đạt 500 lux.

Mô hình năng lượng mặt trời

Nhằm cung cấp năng lượng sạch, tiết kiệm điện năng cho nhà trường đồng thời tạo mô hình ứng dụng thực tiễn về năng lượng mặt trời, Trung tâm Tiết kiệm Năng lượng TP.HCM đã khảo sát và tiến hành lắp 01 hệ thống điện mặt trời.

Cấu hình hệ thống điện mặt trời hòa lưới, công suất dự kiến 2kWp. Với công suất này có thể đáp ứng cho các thiết bị như quạt, máy điều hòa, bóng đèn, tủ lạnh, tivi…sử dụng trong ngày.

Trường tiểu học Lương Thế Vinh hiện có khu vực nấu ăn cho các bé học bán trú vì vậy việc lắp đặt máy nước nóng năng lượng mặt trời sẽ là nguồn cung cấp nước cho việc nấu nướng đồng thời là mô hình trực quan cho các em tham quan và sử dụng.

Loại máy Trung tâm Tiết kiệm Năng lượng TP.HCM sử dụng là loại collector – dạng tấm hấp thụ ống cánh đồng (CFP), dung tích 200L.

Nhằm cung cấp một phần nguồn nước uống sạch cho nhà trường, Trung tâm Tiết kiệm Năng lượng TP.HCM cũng đã thực hiện mô hình ứng dụng máy tái sử dụng nước mưa làm nước uống. Theo đó đã lắp đặt 01 máy lọc công nghệ dao động sóng, không dùng màng lọc và lõi lọc để tái sử dụng nước mưa. Loại máy có công suất lọc 350L/ngày từ nước mưa thành nước uống đạt chuẩn.

Mô hình phòng giáo dục năng lượng

Với sự hỗ trợ của Trung tâm Tiết kiệm Năng lượng TP.HCM, Trường đã thành lập Phòng giáo dục năng lượng. Phòng này sử dụng hoàn toàn bằng năng lượng tái tạo. Nguồn điện sử dụng là từ điện năng lượng mặt trời. Hệ thống chiếu sáng được cải tạo và sử dụng các thiết bị chiếu sáng có tính năng tiết kiệm năng lượng. Nguồn nước sử dụng trong phòng là nguồn nước từ nước nóng năng lượng mặt trời.

Tại phòng này có nhiều mô hình như:

  • – “Mô hình giáo dục về tiết kiệm năng lượng trong chiếu sáng, thiết bị công nghiệp, tòa nhà“- thông qua mô hình này sẽ giúp cho các em học sinh hiểu được ý nghĩa của việc thực hiện tiết kiệm năng lượng trong chiếu sáng, trong thiết bị công nghiệp và tòa nhà. Trung tâm Tiết kiệm Năng lượng TP.HCM sẽ xây dựng các mô hình về hệ thống chiếu sáng và các thiết bị trong công nghiệp, trong tòa nhà. Các mô hình sẽ hiển thị công suất cũng như thời gian và điện năng tiêu thụ của từng loại thiết bị để các em dễ dàng so sánh.
  • – “Mô hình về giáo dục năng lượng tái tạo: mặt trời, gió, biomas, biogas“- các loại mô hình về năng lượng tái tạo: mặt trời, gió, biomas, biogas sẽ giúp cho học sinh hiểu được quá trình hoạt động và cách thức tạo ra năng lượng từ mặt trời, gió, biomas, biogas. Qua đó, giúp cho các em hiểu được ý nghĩa, tầm quan trọng cũng như những đặc điểm của nguồn năng lượng xanh và sạch này.
  • – “Mô hình năng lượng mặt trời“ được thực hiện như là một mô hình thực tế thu nhỏ. Trong đó, hệ thống cũng sẽ bao gồm những tấm pin năng lượng mặt trời gắn trên những mái nhà, qua bộ chuyển đổi và truyền điện năng tới các thiết bị trong gia đình như đèn, quạt…Bên cạnh đó, bảng mô tả chi tiết về cách thức vận hành của hệ thống cũng sẽ được in kèm để minh họa thêm cho các em học sinh.“Mô hình năng lượng gió“ cũng được thực hiện gồm các trụ gió, cánh quạt và hệ thống biến đổi, truyền tải điện để cung cấp cho các thiết bị trong gia đình.

Có thể nói thông qua các mô hình về hiệu quả năng lượng sẽ giúp các em học sinh biết được nguồn năng lượng hiện đang sử dụng chủ yếu là năng lượng hóa thạch (than đá, dầu mỏ, khí đốt). Đây là nguồn năng lượng có trữ lượng rất hạn chế và đang ngày càng cạn kiệt theo thời gian. Sử dụng nguồn năng lượng hóa thạch cũng góp phần gây ô nhiễm môi trường và gia tăng hiện tượng hiệu ứng nhà kính, biến đổi khí hậu.

Hoạt động giáo dục năng lượng

Hoạt động này cũng đa dạng nhiều nội dung như: Thành lập câu lạc bộ, đội nhóm tìm hiểu về năng lượng và tiết kiệm năng lượng. Chính đội nhóm này sẽ chủ động triển khai các hoạt động liên quan đến tiết kiệm năng lượng và bảo vệ môi trường trong trường học.

Trường tiểu học Lương Thế Vinh hiện có khu vực nấu ăn cho các bé học bán trú vì vậy việc lắp đặt máy nước nóng năng lượng mặt trời sẽ là nguồn cung cấp nước cho việc nấu nướng đồng thời là mô hình trực quan cho các em tham quan và sử dụng.

Nội dung thứ hai là tìm hiểu về tiết kiệm năng lượng qua hoạt động tập huấn, xem phim và chơi trò chơi. Tiếp theo là hoạt động thi viết về tiết kiệm năng lượng. Tìm hiểu kiến thức về tiết kiệm năng lượng thông qua hoạt động thi viết, vẽ sẽ được tổ chức dưới nhiều hình thức, quy mô khác nhau, có khi thì theo quy mô trong 1 lớp, khi thì trong cả khối.
Sau khi các em tham quan, học tập tại Phòng giáo dục năng lượng, các em sẽ thực hiện bài thi của mình. Các em học sinh sẽ thực hiện những bài viết về chủ đề năng lượng, tiết kiệm năng lượng, năng lượng mới. Qua đó khuyến khích chính các em và cộng đồng thực hiện tiết kiệm năng lượng, tiết kiệm nước ở mọi lúc, mọi nơi.

Trường tiểu học Lương Thế Vinh hiện có khu vực nấu ăn cho các bé học bán trú vì vậy việc lắp đặt máy nước nóng năng lượng mặt trời sẽ là nguồn cung cấp nước cho việc nấu nướng đồng thời là mô hình trực quan cho các em tham quan và sử dụng.

Trường tiểu học Lương Thế Vinh hiện có khu vực nấu ăn cho các bé học bán trú vì vậy việc lắp đặt máy nước nóng năng lượng mặt trời sẽ là nguồn cung cấp nước cho việc nấu nướng đồng thời là mô hình trực quan cho các em tham quan và sử dụng.

Một dung khá thú tiếp theo là thi vẽ tranh về chủ đề tiết kiệm năng lượng, năng lượng mới. Sau khi các em tham gia các hoạt động tìm hiểu về tiết kiệm năng lượng và năng lượng tái tạo, các em sẽ đăng ký tham gia cuộc thi vẽ tranh. Chưa hết còn có hoạt động nói chuyện về tiết kiệm năng lượng. Hoạt động này được tổ chức thành một buổi sinh hoạt riêng hoặc lồng ghép vào các buổi sinh hoạt cuối tuần của lớp. Nội dung chính là sẽ đề cập đến sinh hoạt đời thường của các gia đình, cơ quan, trường học…trong việc sử dụng các thiết bị điện, câu chuyện là những bài học quí giá, giúp hình thành nhận thức và thói quen cho các em.

Hoạt động kế tiếp cũng rất hấp dẫn đó là thi lắp ráp mô hình năng lượng mặt trời (dành cho học sinh khối 4, 5). Mỗi học sinh sẽ được Ban tổ chức phát một mô hình lắp ráp sử dụng pin năng lượng mặt trời (sẽ được hướng dẫn cách lắp ráp)…

Tác giả: Hiền Thục / Khoa Học Phổ Thông

Tagged with:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

*

 

Giải Thưởng - Chứng Nhận